ATTP-Loại hình nào cần làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm? Chi phí và thủ tục?

11/02/2020    8.304    4.86/5 trong 307 lượt 
ATTP-Loại hình nào cần làm giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm? Chi phí và thủ tục?
ATV MEDIA trân trọng gửi đến quý khách Dịch vụ đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm Sản xuất cà phê hạt, bột, hoà tan; sản xuất kinh chi; sản xuất bánh kẹo, nước giải khát; sản xuất bún, miến, mì; sản xuất trà, tiêu, gạo, gia vị, thức ăn nhanh, sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình – GCN VSATTP.
-Theo Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 thì đơn vị là cá nhân, tổ chức, công ty sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thực phẩm bắt buộc phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đặc biệt lưu ý, mức phạt khi không có giấy chứng nhận ATTP theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP không hề nhỏ, lên đến hàng trăm triệu đồng.
- Nhằm giúp Quý doanh nghiệp vượt qua rào cản về các thủ tục pháp lý, giữ vững được thương hiệu trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, giúp khách hàng có thêm quỹ thời gian sử dụng vào hoạt động kinh doanh, ATV MEDIA đã triển khai các dịch vụ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
1. Chứng nhận an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực Y TẾ: Sản xuất nước uống đóng chai, bình; Kinh doanh dịch vụ ăn uống; Cung cấp suất ăn công nghiệp; Bếp, căn tin...
2. Chứng nhận an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực NÔNG NGHIỆP: Sản xuất, chế biến, đóng gói các mặt hàng Nông sản, củ qua sấy, rau tươi, thịt gia súc gia cầm, gạo, đường, sữa...
3. Chứng nhận an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực CÔNG THƯƠNG: Sản xuất, chế biến, đóng gói các mặt hàng Nước giải khát; Bia rượu; Bánh kẹo; Bún miến; Bánh tráng, bánh đa; Sữa bột dinh dưỡng...
4. Chứng nhận an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực CỤC ATTP: Sản xuất thực phẩm chức năng (TP bảo vệ sức khoẻ) các dạng Viên, Lỏng, Cốm...

I. TẠI SAO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM PHẢI CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ATTP?

1. Do tính chất đặc thù của sản phẩm và đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, vì vậy các cơ sở sản xuất sản phẩm này bắt buộc phải có những khâu kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng.
2. Theo đó, các khâu trong quy trình sản xuất phải được kiểm soát kỹ lưỡng và ghi chép dữ liệu một cách cẩn thận, chủ cơ sở và nhân viên phải có đầy đủ kiến thức về an toàn thực phẩm và kiểm tra định kỳ về sức khỏe để đảm bảo điều kiện sản xuất tốt nhất. Do đó, theo quy định của pháp luật thì các cơ sở bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. 
3. Khi đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (kèm theo thủ tục công bố chất lượng sản phẩm) cơ sở có thể hãnh diện sản xuất, gia công hay phân phối cho bất kỳ đơn vị nào trong cả nước, từ các quán ăn đến nhà hàng, cửa hàng, siêu thị...
4. ​Hơn thế, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm giúp người tiêu dùng an tâm về sản phẩm của cơ sở sản xuất ra, từ đó tạo dựng thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Và hiển nhiên, khi đó không chỉ giúp cơ sở vững mạnh về thương hiệu mà còn gia tăng về lợi nhuận

II. TẠI SAO DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN ĐƠN VỊ DỊCH VỤ TƯ VẤN XIN GIẤY PHÉP NGAY TỪ ĐẦU?

1. Những khó khăn doanh nghiệp dễ mắc phải:

Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để tránh bị xử phạt và đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm, cụ thể là lĩnh vực sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế khi áp dụng các doanh nghiệp đều gặp không ít các khó khăn dưới đây:
***Về khắc phục cơ sở vật chất (Chiếm đa số)
- Đa số cơ sở vẫn chưa áp dụng hoặc không biết cách áp dụng nguyên tắc một chiều từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm trong bố trí quy trình sản xuất sản phẩm thực phẩm
- Một số doanh nghiệp áp dụng theo hình thức copy nguyên tài liệu của các đơn vị tương tự dẫn tới sự cồng kềnh trong hệ thống quản lý và khó áp dụng. Cần lưu ý: Tuy về mặt pháp lý là giống nhau, nhưng tùy theo từng sơ sở mà sẽ có những khác biệt trong hồ sơ và trang bị cơ sở.
- Việc áp dụng rập khuôn theo quy định, chưa linh hoạt với điều kiện thực tế của cơ sở gây tốn kém nhiều chi phí và mất nhiều thời gian sửa chữa những vẫn chưa đạt yêu cầu.
- Khi đoàn thẩm định đánh giá không đạt thì cơ sở kinh doanh sản xuất phải sửa đi sửa lại nhiều lần dẫn đến bế tắc không tìm ra hướng giải quyết, gây ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh như đã định.
***Về hồ sơ, giấy tờ pháp lý (Chưa năm rõ luật ATTP mới)
- Loay hoay đọc tài liệu mãi nhưng vẫn chưa xác định được Cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý cơ sở hình thức kinh doanh của mình.
- Đọc tài liệu văn bản pháp luật nhưng vẫn chưa rõ, khó khăn trong việc xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sao cho đúng quy định.
- Hồ sơ nộp bị sai --> Trả về --> Làm lại vẫn sai --> Gây mất rất nhiều thời gian và công sức. Thay vì thời gian ấy tập trung vào nhiều việc phát triển kinh doanh sẽ tốt hơn.
Thấu hiểu được những khó khăn trên của Doanh nghiệp, ATV MEDIA đã triển khai dịch vụ tư vấn Giấy chứng nhận ATTP cho LĨNH VỰC SẢN XUẤT THỰC PHẨM nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác hướng dẫn khắc phục cơ sở đúng ngay từ lần thẩm định đầu tiên, linh hoạt xử lý và bám sát điều kiện thực tế giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nhanh chóng nhận được giấy chứng nhận để yên tâm tập trung vào công việc kinh doanh của mình.

2. Quy trình tư vấn ATV MEDIA gọn nhẹ và trọn gói:

Với kinh nghiệm chuyên ngành nhiều năm và kiến thức thực tế, hiện ATV MEDIA cung cấp dịch vụ cho rất nhiều khách hàng nhưng ATV MEDIA vẫn luôn duy trì được chất lượng và nhận được phản hồi rất tốt từ Quý khách hàng. Đây là lý do mà Quý khách nên chọn ATV MEDIA là đơn vị hợp tác trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ pháp lý.
- ATV MEDIA báo giá trọn gói, chỉ 1 giá.
- ATV MEDIA cam kết không phát sinh thêm chi phí khi đã ký kết hợp đồng.
- ATV MEDIA có kinh nhiệm khá nhiều được đúc kết trong nhiều năm nên hạn chế được sai sót và tư vấn chuyên sâu về mặt pháp lý an toàn thực phẩm cho cơ sở, hạn chế tối đa việc sửa chửa cơ sở và bố trí trang thiết bị cho cơ sở.
- Quý Khách hàng không phải đi lại nhiều, ATV MEDIA tìm mọi cách để tiết kiệm nhất thời gian đi lại của Quý khách hàng bằng cách hỗ trợ nhân viên đến trực tiếp Quý khách đế nhận tài liệu, khảo sát cơ sở, ký hồ sơ và giao các giấy chứng nhận.
- Trong quá trình thực hiện công việc, ATV MEDIA luôn báo cáo tiến độ thực hiện cho khách hàng nắm rõ.
- ATV MEDIA luôn có sự hỗ trợ, và giảm phí (hậu mãi) cho lần đăng ký giấy phép tiếp theo của Quý khách.
- Hình thức thanh toán đơn giản. Quý khách chỉ cần thanh toán trước 60% khi ký kết hợp đồng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Phần còn lại khi nhận được giấy chứng nhận đúng như cam kết trên hợp đồng mới phải thanh toán.
- Và điều quan trọng nhất ATV MEDIA luôn làm việc hết mình để đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất và sự hài lòng nhất đến Quý khách hàng.

3. Doanh nghiệp chỉ cung cấp ban đầu:

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Nếu cơ sở chưa có, ATV sẽ hỗ trợ thực hiện)

III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ HOÀN CHỈNH NỘP TẠI CƠ QUAN CHỨC NĂNG:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu số 01 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (gồm: Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở khu vực sản xuất thực phẩm và khu vực xung quanh, Sơ đồ quy trình sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản)
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

IV. CƠ SỞ PHÁP LÝ KHÁCH HÀNG THAM KHẢO THÊM:

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành ngày 02/02/2018;
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm;
ATV MEDIA