ATTP-Dịch vụ giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất nông sản gạo, hạt tiêu, hạt điều

11/02/2020    1.128    4.91/5 trong 25 lượt 
ATTP-Dịch vụ giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất nông sản gạo, hạt tiêu, hạt điều
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông sản gạo, hạt tiêu, hạt điều cần phải làm thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất trước khi tiến hành công bố sản phẩm và lưu hành ra thị trường theo Luật ATTP.
ATV MEDIA trân trọng gửi đến quý khách Dịch vụ đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất nông sản gạo, hạt tiêu, hạt điều – GCN VSATTP để quý khách tham khảo như sau:

I. VÌ SAO DOANH NGHIỆP PHẢI CÓ GIẤY PHÉP ATTP TRƯỚC KHI SẢN XUẤT THỰC PHẨM:

- Báo đài, truyền thống và nhiều kênh trên mạng xã hội ngày một đưa tin về những thực phẩm bẩn đang có nguy cơ tràn lan trên thị trường. Điều này tạo nên một làn sóng vô cùng dữ dội và khiến cho người dân vô cùng hoang mang.
- Tình hình cấp bách như vậy nên vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là vấn đề mà mọi người quan tâm hàng đầu. Họ cho rằng, những cơ quan thực phẩm nếu không có giấy phép thì chắc chắn những cơ quan này không có đủ điều kiện để buôn bán, kinh doanh thực phẩm trên thị trường.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm nghe thì có vẻ đơn giản nhưng nếu không tìm hiểu thật kỹ và không được sự hỗ trợ của những dịch vụ chuyên nghiệp thì những doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn trong vấn đề này.
- Nhất là những doanh nghiệp mới thành lập, chưa từng xin giấy và chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Vậy thì, những đối tượng nào cần đến sự hỗ trợ, tư vấn của dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm?

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân buôn bán thực phẩm

Cơ quan, tổ chức, cá nhân dù hoạt động kinh doanh, buôn bán thực phẩm lớn hay nhỏ thì đều cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để được cấp phép hoạt động trên thị trường.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực phẩm

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến thực phẩm cũng là đối tượng cần phải được cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình làm việc của mình. Nếu những cơ quan nào không có giấy phép thì sẽ bị xử phạt rất nghiêm minh khi cơ quan có chức năng kiểm tra
- Đấy là lý do những doanh nghiệp cần có cho mình một dịch vụ làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm uy tín, chất lượng để tin tưởng. Nhờ vào những dịch vụ này mà doanh nghiệp không phải đối mặt với tình trạng khó khăn khi làm giấy tờ xin giấy chứng nhận.

II. QUY TRÌNH XIN GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM:

- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, nghành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…
- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đảm bào An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên…
- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)
- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý
- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty
- Lấy và mang giấy phép đến cho doanh nghiệp 

III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ XIN CẤP PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy phép kinh doanh) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở)
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
*** Các điều cần lưu ý
Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì mức phạt từ cảnh cáo đến đóng cửa và phạt hành chính lên đến 200 triệu (mức phạt quy định chi tiết trong Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm) của Chính phủ.
*** Cơ sở sản xuất theo chuẩn:
+ Bố trí theo nguyên tắc 1 chiều ( đi từ nguyên liệu -> thành phẩm- xuất bán không được đi ngược lại )
+ Khu vực sản xuất phải tách biệt khu vực sinh hoat gia đình
+ Phòng nguyên liệu
+ Phòng bao bì
+ Phòng đóng gói
+ Phòng thành phẩm
+ Nền lát gặch men

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH:

- Từ 01- 05 ngày ATV MEDIA tiếp nhận thông tin, xuống tận nơi tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan chức năng và đóng toàn bộ chi phí nhà nước.
- Sau 07 ngày đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt (ATV MEDIA sẽ báo trước thời gian thẩm định cho Doanh nghiệp và hướng dẫn tiếp đoàn)
- Từ 10 ngày sau nhận giấy chứng nhận gốc, ATV sẽ mang đến tận nơi giao cho khách hàng.
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các thắc mắc quý khách hàng về ATTP trong suốt quá trình hoạt động.
Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí về Dịch vụ đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất nông sản gạo, hạt tiêu, hạt điều và cung cấp dịch vụ công bố chất lượng sản phẩm tốt nhất với thời gian nhanh nhất cho doanh nghiệp.
hotline tư vấn miễn phí -atv media
ATV MEDIA