Nhãn hiệu độc quyền được gọi với rất nhiều tên khác nhau như: đăng ký logo độc quyền và đăng ký tên thương hiệu độc quyền. Dù nó được gọi theo bất cứ cái tên nào đi chăng nữa thì mặt bản chất của nó cũng sẽ không thay đổi. Mặt bản chất của việc đăng ký thương hiệu đó là những dấu hiệu dùng để phân biệt các loại hàng hóa hay dịch vụ đối với các tổ chức hay bản thân mỗi cá nhân đều khác nhau.
Việc đăng ký thương hiệu độc quyền mà được nhà nước bảo hộ thương hiệu độc quyền và tránh được các trường hợp làm giả nhãn hiệu của mình bằng cách nào? Và đăng ký thương hiệu bao nhiêu tiền? Hãy theo, dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
I. TÌM HIỂU TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN:
1. Đối tượng nào được đứng tên đăng ký nhãn hiệu độc quyền
- Gồm 2 đối tượng được đăng ký để đứng tên nhãn hiệu độc quyền là: doanh nghiệp, hộ kinh doanh đứng tên đăng ký và cá nhân đứng tên đăng ký.
- Theo thông thường, những người làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sẽ rất hay mắc phải những nhầm lẫn về việc tiến hành đăng ký nhãn hiệu thì cá nhân người đó cần phải đăng ký kinh doanh, nghĩa là phải thành lập lên doanh nghiệp hoặc thành lập lên hộ kinh doanh. Nhưng theo quy định thì cá nhân vẫn có thể tự đứng lên đăng ký và đứng tên chủ sở hữu của một thương hiệu bất kỳ khi chưa có người nào đăng ký.
2. Nhóm đăng ký nhãn hiệu
- Ở đây bao gồm 45 nhóm được quy định tại khoản Danh mục hàng hóa dịch vụ Ni-xơ tháng 11-2018.
- Khi một cá nhân hay một tổ chức nào đó đăng ký độc quyền logo với nhóm nào thì sẽ được nhà nước bảo hộ trong quyền phạm vi của nhóm đó.
- Các cá nhân hay tổ chức đều được dựa trên lĩnh vực xác định nhóm cần được đăng ký. Vì đây là một quyền lợi của các cá nhân hay tổ chức nên các cá nhân hay tổ chức chỉ được đăng ký 01 nhãn hiệu độc quyền đối với 01 hoặc nhiều nhóm dựa trên những nhu cầu và khả năng vốn có của mình.
3. Điều kiện về nhãn hiệu, thương hiệu hay logo được đăng ký
- Những nhãn hiệu, hình ảnh hay tên thương hiệu không bị trùng lặp hoặc giống các nhãn hiệu khác đã được đăng ký tại cục Sở Hữu Trí Tuệ ở Việt Nam hay trùng lặp, giống với các nhãn hiệu nổi tiếng.
4. Lưu ý về địa chỉ dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Địa chỉ được ghi trong bản đăng ký thương hiệu độc quyền phải được cố định để có thể nhận được hồ sơ thông báo bên cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp, tránh những trường hợp bị thất lạc hồ sơ.
5. Quyền lợi khi làm thủ tục đăng ký logo độc quyền và thời hạn bảo hộ thương hiệu đã đăng ký
Khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền, thì cá nhân hay tổ chức cần làm:
- Các cá nhân, tổ chức có thể gắn chữ “R” lên nhãn hiệu của mình.
- Việc làm thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ được bảo hộ kể từ ngày dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ được cấp lên đến 10 năm sau.
- Nếu hết hạn 10 năm mà vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền thì có thể gia hạn thêm 10 năm tiếp theo, một lần đăng ký và được gia hạn thêm nhiều lần.
Việc đăng ký thương hiệu độc quyền là những dấu hiệu để phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị kinh doanh này với đơn vị kinh doanh khác. Nhãn hiệu độc quyền của doanh nghiệp sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ sau đây:
- Nhãn hiệu có khả năng phân biệt các loại hàng hóa và dịch vụ của các chủ thể khác nhau.
- Những dấu hiệu cấu thành lên nhãn hiệu độc quyền: tên thương mại của nhãn hiệu, các từ và các số mà doanh nghiệp cảm thấy có ý nghĩa, đại diện cho các sản phẩm và các dịch vụ của doanh nghiệp.
- Nhãn hiệu độc quyền nếu được phát triển song song cùng tên thương mại thì trở thành “Thương hiệu” của doanh nghiệp
II. THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN:
1. Hồ sơ cần cung cấp
- Cung cấp cho nơi đăng ký những giấy tờ cá nhân cần thiết là: đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh cần bản scan hoặc ảnh chụp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; còn đối với người đăng ký là một cá nhân thì cần giấy CMND, hộ chiếu hoặc passport.
- Một file logo thương hiệu bạn muốn đăng ký.
- Các thông tin liên hệ cụ thể: số điện thoại, địa chỉ cố định và email để cục Sở Hữu Trí Tuệ gửi thông báo khi có quyết định cần thiết.
- Cần nộp khoản chi phí là 360.000vnđ trong thời gian là 30 ngày kể từ ngày được cục Sở Hữu Trí Tuệ cấp văn bằng thông báo (thường thì thông báo sẽ được gửi đến theo địa chỉ đã ghi trong bản đăng ký nhãn hiệu độc quyền).
2. Thời gian cần thiết
Số thời gian cần thiết để đăng ký thương hiệu độc quyền là:
- Cần 01 ngày để soạn đầy đủ hồ sơ để đăng ký và trình bày với khách hàng để ký hồ sơ.
- Có 01 ngày để lên nộp hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại cục Sở Hữu Trí Tuệ.
- Chờ 30 ngày để đợi cục Sở Hữu Trí Tuệ đưa ra quyết định trả lời đơn đăng ký là hợp lệ hay không hợp lệ. Như bình thường thì đơn đăng ký sẽ được gửi về theo địa chỉ được ghi trong đơn trong khoảng từ 7 đến 10 ngày.
- Trong khoảng thời gian 120 giờ kể từ ngày đơn được nộp, thì cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ cho đăng thông báo nhãn hiệu độc quyền lên cổng thông tin của cục.
- Theo quy định của luật doanh nghiệp, trong thời gian 1 năm (bình thường sẽ từ 16-24 tháng) bắt đầu từ ngày nộp đơn thì chủ của đơn đăng ký đó sẽ nhận được thông báo được cấp văn bằng để bảo hộ độc quyền thương hiệu cho doanh nghiệp.
III. DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN ATV MEDIA:
Bước 1: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu độc quyền
- Các doanh nghiệp có thể gửi mẫu thương hiệu độc quyền và kèm theo các danh mục về sản phẩm, dịch vụ của nhãn hiệu đó. Để cục Sở Hữu Trí Tuệ tra cứu xem có bị trùng lặp hay nhầm lẫn vấn đề gì trên hệ thống không. Từ đó đưa ra các khả năng đánh giá để đăng ký của nhãn hiệu độc quyền.
- Doanh nghiệp có thể tra cứu những dữ liệu trước để nhận được các kết quả chính xác cao hơn về việc hỗ trợ đăng ký thương hiệu độc quyền.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
- Sau khi doanh nghiệp chốt được nhãn hiệu độc quyền của mình, thì doanh nghiệp sẽ kê khai và được thông qua đại diện sở trí tuệ để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Đơn đăng ký thương hiệu độc quyền được hoàn tất sẽ được nộp tại cục Sở Hữu Trí Tuệ. Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo qua 3 lần được cấp công văn.
Tóm lại, chúng tôi đã nêu ra được những thông tin chính về việc thủ tục đăng ký logo độc quyền. Ở bài viết này, những đặc điểm về phí dịch vụ, Thời gian, hồ sơ cần thiết và các vấn đề cần biết khi làm thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền của doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết được trình bày chi tiết và cụ thể về vấn đề đăng ký thương hiệu độc quyền.