Công bố mỹ phẩm nhập khẩu hay mỹ phẩm trong nước trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ là việc làm hết sức cần thiết, giúp khách hàng tin tưởng lựa chọn, từ đó tạo dựng được thương hiệu cá nhân.
Tuy nhiên thủ tục để được công bố mỹ phẩm lại gặp khá nhiều khó khăn bởi chúng liên quan đến các điều luật, quy định trong pháp luật nhà nước. Bởi vậy, bài viết này ATV MEDIA sẽ giúp quý khách hàng có góc nhìn sâu hơn về việc đăng ký lưu hành mỹ phẩm tại Việt Nam.
I. THẾ NÀO LÀ ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ MỸ PHẨM:
1. Khái niệm về công bố mỹ phẩm.
Công bố mỹ phẩm hay còn được gọi là công bố lưu hành mỹ phẩm chính là việc các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp số công bố cho sản phẩm trước khi đưa sản phẩm đó tiêu thụ ra thị trường. Đây là việc làm bắt buộc của bất cứ tổ chức, cá nhân kinh doanh mỹ phẩm tự sản xuất hay nhập khẩu phải làm (Quy định theo Điều 3 Thông tư số 06/2011/TT-BYT). Mỹ phẩm sau khi được cấp phiếu công bố, cơ quan nhà nước vẫn có quyền kiểm tra bất cứ lúc nào, nếu có sai sót, không đúng thông tin đã khai trong phiếu công bố thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Quy trình công bố mỹ phẩm
Để thực hiện công bố chất lượng mỹ phẩm, quý khách hàng cần lần lượt thực hiện theo các bước sau đây:
- Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ yêu cầu công bố các sản phẩm mỹ phẩm theo quy định
- Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có chức năng thẩm định, cấp giấy công bố
- Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, thông báo về tính hợp lệ hoặc không hợp lệ của hồ sơ
- Tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ
- Nhận kết quả
II. HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ MỸ PHẨM:
Chuẩn bị hồ sơ công bố là bước quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến tỷ lệ thành công, thời gian chờ đợi kết quả nhanh hay chậm của việc công bố chất lượng mỹ phẩm. Đồng thời ảnh hưởng một phần đến thời gian tung sản phẩm ra thị trường và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để quý khách hàng hiểu và thuận tiện hơn trong quá trình chuẩn bị tài liệu, chúng tôi xin liệt kê các tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ công bố mỹ phẩm xuất khẩu và nhập khẩu ngay sau đây.
1. Mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài
- Phiếu đăng ký công bố mỹ phẩm nhập khẩu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm được công bố tiêu thụ trên thị trường
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất, có chứng thực chũ ký và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Giấy ủy quyền này cần đáp ứng các yêu cầu trong Điều 6 Thông tư số 06/2011/TT-BYT
- GIấy chứng nhận lưu hành tự do do nước sở tại cấp, được cấp trong vòng 24 tháng tính từ ngày cấp. Hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
- Bản công thức thành phần mỹ phẩm
2. Mỹ phẩm sản xuất tại Việt Nam
- Phiếu công bố mỹ phẩm: Chuẩn bị 02 bản có kèm theo dữ liệu công bố
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất
- Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ quyền sở hữu sản phẩm ủy quyền cho đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phân phối (áp dụng đối với công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước nhưng người đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất)
- Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử
- Thông tin chi tiết về sản phẩm: Thành phần cấu tạo, nồng độ, hàm lượng, tỷ lệ phần trăm của từng thành phần
- Tài liệu khoa học chứng minh công dụng đặc biệt của sản phẩm
- Tài liệu nghiên cứu sự ổn định của sản phẩm
- Cam kết của nhà sản xuất về việc trong sản phẩm không có chất cấm và sản xuất đúng công thức đã công bố, tuân thủ theo đúng giới hạn về hàm lượng của một số chất bị hạn chế
III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC LƯU HÀNH MỸ PHẨM CẦN LƯU Ý:
1. Quy định về việc công bố mỹ phẩm
Các tổ chức, cá nhân khi muốn đăng ký công bố mỹ phẩm cần phải tuân theo những quy định dưới đây:
- Chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp sô tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
- Cam kết thành phần mỹ phẩm không có chất cấm, hàm lượng các chất hạn chế sử dụng không quá giới hạn cho phép đồng thời chịu tránh nhiệm về tính an toàn, hiểu quả của sản phẩm đó
- Chịu đầy đủ mọi lệ phí công bố mỹ phẩm theo quy định hiện hành
- Đáp ứng hướng dẫn theo hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm
- Tổ chức, cá nhân khi chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường đều phải có chức năng kinh doanh mỹ phẩm tại Việt Nam
- Các doanh nghiệp từng công bố sản phẩm mỹ phẩm trước đó phải thực hiện báo cáo hoạt động định kỳ hàng năm lên cơ sở Y tế và Bộ y tế.
2. Quy định về phiếu công bố mỹ phẩm
- Mỗi sản phẩm mỹ phẩm được công bố trong một phiếu công bố. Các sản phẩm được đống tên chung và bán theo dạng mộ bộ hoặc sản phẩm cũng tên, cùng dòng sản phẩm có công thức tương tự có thể công bố trong một phiếu công bố
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được lập theo Phụ lục số 01-MP của Nghị định số 06/2011/TT-BYT, được đóng gấu có giáp lai của tổ chức, cá nhân đưa sản phẩm ra thị trường lưu thông
- Thành phần có trong mỹ phẩm được ghi đầy đủ theo thứ tự hàm lượng giảm dần. Thành phần có hàm lượng không quá 1% có thể liệt kê theo thứ tự bất kỳ sau thành phần trên 1%
- Nêu đầy đủ tỷ lệ % của các thành phần trong quy định giới hạn nồng độ, các con số giữa hàng thập phân và hàng đơn vị sử dụng dấu phẩy
- Tên các thành phần cấu thành lên sản phẩm được ghi bằng danh pháp quốc tế, tên thực vật, dịch chiết từ thực phẩm được viết bằng tên khoa học. Thành phần có nguồn gốc từ động vật phải có tên khoa học chính xác của loài vật đó
- Sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ trình bày trong phiếu công bố.
3. Hiệu lực của số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm là bao lâu?
- Theo quy định của Nhà nước, phiếu công bố chất lượng sản phẩm mỹ phẩm có hiệu lực trong vòng 05 năm kể từ ngày cấp. Khi đã hết hiệu lực là sản phẩm mỹ phẩm đó vẫn còn được lưu hành thì tổ chức, cá nhân cần thực hiện lại công bố trước thời hạn.
4. Thời hạn giải quyết hồ sơ công bố là bao lâu?
- Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
- Nếu hồ sơ công bố chưa hợp lệ thì trong vòng 05 ngày (kể từ ngày nhận được hồ sơ) cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản về các nội dung chưa đáp ứng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Trong vòng 05 ngày tiếp theo, hồ sơ bổ sung đáp ứng theo quy định của Thông tư này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
- Nếu hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng theo quy định thì trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, cơ quan tiếp nhận sẽ có thông báo công bố sản phẩm mỹ phẩm cho sản phẩm không thành công.
- Trường hợp 03 tháng không nhận được hồ sơ bổ sung thì hồ sơ sẽ không còn giá trị. Lúc này muốn tiếp tục công bố thì tổ chức, cá nhân cần nộp hồ sơ và lệ phí từ đầu.
5. Nộp hồ sơ công bố ở đâu?
- Nếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu: Nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.
- Nếu công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước: Nộp hồ sơ công bố tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước.
- Nếu mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu thương mại công nghiệp thuộc các khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh thì công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Ở phạm vi Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị thì thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị.
6. Cách thức nộp hồ sơ
- Khai báo trực tiếp: Gửi văn bản về Cục Quản lý dược – Bộ Y tế xin tài khoản truy cập vào cơ sở dữ liệu về quản lý mỹ phẩm sau đó đăng nhập để khai báo trực tiếp trên cơ sở dữ liệu và in phiếu công bố.
- Truy cập vào trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược, tải cơ sở dữ liệu của Phiếu công bố, điền đầy đủ thông tin, sao lưu vào phương tiện lưu giữ điện tử (USB, CD-ROM, …). In phiếu công bố từ cơ sở dữ liệu đã được lưu giữ trên.
7. Nếu không công bố chất lượng mỹ phẩm sẽ bị xử phạt như nào?
Theo Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ban hành ngày 18/10/2011, nếu tổ chức, cá nhân nhập nhập, sản xuất kinh doanh mỹ phẩm mà không công bố sản phẩm thì sữ bị xử phạt như sau:
- Nộp phạt 1.000.000 đến 10.000.000 đồng tùy theo giá trị lô hàng không được công bố mà vẫn đưa ra thị trường
- Nộp phạt 20.000.000 đến 30.000.000 đồng nếu cơ sở kinh doanh không đúng với hồ sơ công bố hay không công bố đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước hoặc sản xuất tại nước ngoài
- Nộp phạt 30.000.000 đến 40.000.000 đồng nếu thông tin trong phiếu công bố không đúng thực tế hoặc không công bố
- Nộp phạt 10.000.000 đến 20.000.000 đồng nếu tổ chức sự kiện, hội thảo quảng cá sản phẩm mỹ phẩm mà chưa được cấp phiếu công bố
- Nộp phạt 5.000.000 đến 10.000.000 đồng khi thông tin trên hồ sơ đã công bố không đúng với thông tin nhãn mỹ phẩm cung cấp.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết xoay quanh vấn đề công bố chất lượng sản phẩm mỹ phẩm, hy vọng sẽ giúp ích cho quý khách. Nếu còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc hoặc có cần hỗ trợ làm thủ tục công bố, hãy liên hệ