Khi doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh loại thực phẩm nào đó, bao gồm thực phẩm nhập khẩu hay thực phẩm sản xuất trong nước thì đều phải tiến hành thủ tục Công bố chất lượng sản phẩm (Tự công bố sản phẩm) tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường (Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
Thế nhưng trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ về quy trình, thủ tục và hồ sơ công bố. Về cơ bản, trình tự Công bố chất lượng sản phẩm có thể được tóm gọn trong vòng 3 BƯỚC chính như sau:
I. BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH NHÓM SẢN PHẨM CẦN CÔNG BỐ:
Phân loại sản phẩm thuộc phạm vi nào để xem xét việc công bố theo Hình thức TỰ CÔNG BỐ hay CÔNG BỐ PHÙ HỢP QUY ĐỊNH ATTP cũng như cơ quan quản lý
- Thực phẩm thường: Là các sản phẩm thông dụng và không có công dụng cụ thể
- Thực phẩm chức năng: hay thường gọi là thực phẩm Bảo vệ sức khoẻ có công dụng và liệu lượng sử dụng
- Thực phẩm dinh dưỡng dùng cho các đối tượng sử dụng đặc biệt
- Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng
- Phụ gia hương liệu dùng trong thực phẩm
- Chất hỗ trợ chế biến dùng trong sản xuất thực phẩm
- Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp thực phẩm
II. BƯỚC 2: LÊN CHỈ TIÊU & THỰC HIỆN KIỂM NGHIỆM:
- Là việc thực hiện các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn (đối với công bố phù hợp quy định ATTP). Tùy từng sản phẩm mà yêu cầu các chỉ tiêu có sự khác nhau.
- ATV MEDIA sẽ hỗ trợ lên chỉ tiêu phù hợp và gửi mẫu kiểm nghiệm cũng như theo dõi kết quả kiểm đạt yêu cầu
III. BƯỚC 3: XÂY DỰNG HỒ SƠ CÔNG BỐ HOÀN CHỈNH & NỘP CƠ QUAN NHÀ NƯỚC:
Căn cứ Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
1. Thành phần hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm:
- Bản công bố sản phẩm theo mẫu số 1 của nghị định 15.
- Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng.
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Kế hoạch giám sát định kỳ .
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (đối với đối tượng phải cấp)
- Mẫu nhãn sản phẩm
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có).
2. Nộp hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm ở đâu?
- Doanh nghiêp kinh doanh, sản xuất thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; các sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, nộp hồ sơ tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm).
- Doanh nghiêp kinh doanh, sản xuất các sản phẩm sản xuất trong nước (trừ thực phẩm chức năng; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm) đã qua chế biến bao gói sẵn, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm tại Sở Y tế ( Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm).
IV. CƠ SỞ PHÁP LÝ KHÁCH HÀNG THAM KHẢO THÊM:
- Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;
- Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
- Luật An Toàn Thực Phẩm năm 2010;
- Nghị định 115/2018/NĐ- CPQuy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An Toàn Thực Phẩm;