Dịch vụ công bố thực phẩm làm nhanh, hỗ trợ kiểm nghiệm

10/03/2020    99.983    4.91/5 trong 653 lượt 
Dịch vụ công bố thực phẩm làm nhanh, hỗ trợ kiểm nghiệm
Luật công bố thực phẩm áp dụng cho đối tượng nào? Doanh nghiệp của bạn đang cần công bố tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm thực phẩm nhưng lại gặp khó khăn, rắc rối trong quá trình làm thủ tục, hồ sơ pháp lý?
ATV MEDIA là đơn vị chuyên tư vấn công bố thực phẩm, công bố lưu hành thực phẩm nhập khẩu. Xử lý được cả hồ sơ khó. Cam kết tiến độ và chất lượng dịch vụ, được tin dùng bởi hàng ngàn khách hàng trong thời gian qua

I. CÔNG BỐ THỰC PHẨM LÀ GÌ? SẢN PHẨM NÀO PHẢI ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ?

- Công bố thực phẩm là việc làm cần thiết của các tổ chức, doanh nghiệp để các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước được phép lưu hành trên thị trường toàn quốc. Nói cách khách, công bố thực phẩm chính là công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm với cơ quan nhà nước để để có trong tay giấy phép lưu hành.
- Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh tại Việt nam hoặc là đại diện công ty nước ngoài đưa thực phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam đều bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu thực phẩm chưa được công bố tiêu chuẩn chất lượng sẽ bị nộp phạt và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật ban hành
cong bo chat luong san pham

II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ CÔNG BỐ SẢN PHẨM:

1. Đối tượng cần thực hiện công bố thực phẩm

- Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức kinh doanh, sản xuất thực phẩm đã có giấy phép kinh doanh tại Việt Nam.
- Đại diện của các công ty nước ngoài đưa thực phẩm vào lưu thông trong thị trường Việt Nam.

2. Sản phẩm cần được đăng ký công bố thực phẩm.

Trong nghị định số 15/2018/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành có nêu rõ những nhóm thực phẩm cần được đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng nhà nước trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ bao gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm nằm trong danh sách chế độ ăn đặc biệt
- Thực phẩm dinh dưỡng y học
- Sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
- Các chất phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới hay chất phụ gia không nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng với đối tượng mà Bộ y tế đã quy định.

3. Thực phẩm được phép tự công bố.

Ngoài những nhóm thực phẩm bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng kể trên, một số nhóm thực phẩm sẽ được phép tự công bố, tức là doanh nghiệp tự do công bố với cơ quan có thẩm quyền mà không có sự bắt buộc của nhà nước. Cụ thể như:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ chứa, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- Sản phẩm, nguyên liệu trong sản xuất, xuất nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ mà không tiêu thụ ra bên ngoài hoặc để sản xuất gia công hàng xuất khẩu. Những sản phẩm thực phẩm nằm trong nhóm này còn được miễn thủ tục tự công bố.

4. Cơ sở pháp lý làm thủ tục đăng ký công bố thực phẩm.

Khi làm hồ sơ, thủ tục công bố thực phẩm, tổ chức, cá nhân cần căn cứ vào các loại văn bản:
- Luật An Toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
- Thông tư số 19/2012/TT-BYT Hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều luật an toàn thực phẩm
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
cong bo chat luong san pham

III. CHI TIẾT VỀ THỦ TỤC CÔNG BỐ SẢN PHẨM:

Công bố thực phẩm với các cơ quan chức năng Nhà nước là quá trình tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều thủ tục giấy tờ pháp lý. Vậy nên các tổ chức, cá nhân muốn đơn giản hóa mọi việc, rút ngắn thời gian công bố an toàn thực phẩm thì không thể bỏ qua hướng dẫn chi tiết dưới đây.

1. Trình tự công bố thực phẩm.

Quá trình công bố chất lượng thực phẩm gồm các giai đoạn:
- Nộp hồ sơ. Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc đến trực tiếp cơ quan tiếp nhận hồ sơ
- Thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn từ 7 đến 21 ngày (tùy vào sản phẩm thực phẩm cần công bố) tính từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng có trách nhiệm thẩm định và cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố thực phẩm theo mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
- Bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Nếu không đồng ý với hồ sơ, cần phải sửa đổi bổ sung, cơ quan có văn bản nêu rõ lý do của yêu cầu. Sau 90 ngày kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi bổ sung mà doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ sẽ không còn giá trị
- Công bố chất lượng thực phẩm. Khi hồ sơ đã đạt yêu cầu, cơ quan chức năng có trách nhiệm công khai chất lượng sản phẩm trên website của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm
- Hoàn tất thủ tục. Doanh nghiệp nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định về phí và lệ phí của pháp luật hiện hành.

2. Những loại giấy tờ cần phải có trong hồ sơ công bố thực phẩm.

- Bản công bố phù hợp an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy xác nhận công bố an toàn thực phẩm (Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm
- Kế hoạch giám sát định kỳ
- Mẫu sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh đối với các sản phẩm lần đầu tiên được nhập về Việt Nam
- Giấy phép kinh doanh. Để có được giấy phép, nếu là thương nhân nhập khẩu từ nước ngoài phải có ngành nghề kinh doanh thực phẩm: đồ uống, sữa và sản phẩm từ sữa, thực phẩm chức năng. Nếu là công ty sản xuất thì phải có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm cùng chi tiết cụ thể sản phẩm sẽ được công bố theo dự kiến.
- Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Có rất nhiều doanh nghiệp bị nhầm lẫn cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền cấp phép loại giấy này nên cần thực sự chú ý, tìm hiểu thật kỹ khi xin cấp phép để không làm mất quá nhiều thời gian, công sức đi lại. Chẳng hạn nếu là cơ sở sản xuất bánh kẹo thì giấy chứng nhận được cấp bởi sở công thương. Nếu là cơ sở sản xuất thịt thì là sở nông nghiệp, còn sản xuất thực phẩm chức năng thì lại là Cục an toàn thực phẩm trực thuộc Bộ y tế.
- Chứng từ do phía nước ngoài cung cấp – cần phải có trong hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu. Giấy chứng từ có 3 loại là 
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do được nhà nước cấp cho nhà sản xuất có cơ sở ở tại quốc gia đó hoặc cấp bởi quốc gia có đơn vị nhận gia công nếu như sản phẩm được đặt gia công ở nước khác. 
+ Loại thứ 2 là giấy chứng nhận phân tích thành phần của sản phẩm thực phẩm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm độc lập có chứng nhận ISO 17025, trên đó có đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định của Nhà nước hiện hành. 
+ Và loại thứ 3 là HACCP hoặc ISO 22000 – các tài liệu khuyến khích không bắt buộc.

3. Nộp hồ sơ công bố thực phẩm ở đâu?

- Với thực phẩm thường nhập khẩu, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm: nộp tạo Bộ y tế – Cục an toàn thực phẩm
- Thực phẩm sản xuất trong nước, dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm: nộp tại Sở y tế – Ban quản lý ATTP

4. Thời gian thực hiện công bố thực phẩm.

- Hồ sơ sau khi được cơ quan chức năng tiếp nhận, thẩm định nếu hợp lệ sẽ trả lại kết quả sau 15 đến 45 ngày kể từ ngày hồ sơ được thẩm định. 
- Kết quả được trả trên hệ thống online không có bản cứng. Doanh nghiệp tải về để sử dụng cho sản phẩm thực phẩm khi lưu thông.

***Cần lưu ý những gì khi công bố thực phẩm.

Để quá trình làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm thực phẩm diễn ra nhanh chóng, không cần sửa chữa, bổ sung hay trả lại hồ sơ, quý khách cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Toàn bộ tài liệu trong hồ sơ phải còn hiệu lực và được thể hiện bằng tiếng Việt. Tất cả tài liệu hết hiệu lực sẽ bị trả về và không giải quyết dưới mọi lý do. Nếu có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì cần dịch thuật sang tiếng Việt và công chứng.
- Nếu cần đổi tên, xuất xứ, thành phần của loại thực phẩm đã được công bố thì phải công bố lại
- Với thực phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp cần giữ lại invoice hoặc packing list khi nhập hàng mẫu về
- Trong Điều 8 Chương 2 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm có nếu rõ ràng hiệu lực của giấy công bố là 5 năm với sản phẩm của cơ sở có chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Ví dụ như HACCP, ISO22000 hoặc chứng chỉ tương đương. Với những cơ sở không có các chứng chỉ trên thì hiệu lực là 3 năm. Hết thời hạn hiệu lực nếu sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu thông sẽ phải làm thủ tục công bố lại.
- Nếu không am hiểu về luật, nên nhờ sự hỗ trợ của đơn vị dịch vụ chuyên công bố chất lượng sản phẩm uy tín.

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc công bố thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham khảo để sớm hoàn thiện hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm của mình mang đến người tiêu dùng. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, hãy liên hệ ngay với ATV MEDIA để được tư vấn, hỗ trợ tận tâm nhất bởi các chuyên gia qua hotline

IV. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI LÀM CÔNG BỐ SẢN PHẨM:

** Câu hỏi 1: Tôi có nhập khẩu một số sản phẩm thực phẩm chức năng từ nhật về và có một kho hàng. Vậy không biết kho hàng của tôi có phải xin giấy phép an toàn thực phẩm không ạ? 

→ Trả lời: Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1 điều 12, Nghị định 15/2018  quy định chi tiết thực hiện một số điều Luật An toàn thực phẩm có quy định cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm : “Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn”. 
Như vậy đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu là mặt hàng đã được bao gói sẵn thì cơ sở sản xuất kinh doanh hay có kho hàng thực phẩm chức năng sẽ không cần xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

** Câu hỏi 2: Yêu cầu nội dung trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần có những gì ?

→ Trả lời: Theo quy định tại Nghị định 43/2017/ NĐ-CP về nhãn hàng hóa có quy định về những nội dung bắt buộc phải có trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe gồm : 
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Định lượng;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Thành phần, thành phần định lượng hoặc giá trị dinh dưỡng;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
- Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
- Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
- Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

** Câu hỏi 3: Tôi muốn kiểm nghiệm sản phẩm của mình để làm công bố thì có thể kiểm nghiệm ở đâu ?

→ Trả lời: Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thực hiện một số điều Luật An toàn thực phẩm có quy định về cơ sở đủ điều kiện kiểm nghiệm sản phẩm như sau : 
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.”
Như vậy bên mình có thể kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. 

** Câu hỏi 4: Chào quý công ty, Chúng tôi đã công bố sản phẩm viên nghệ mật ong dưới dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe vào tháng 12 năm 2018 với cơ sở sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất tháng 06 năm 2018. Vậy công ty tôi có được tiếp tục sản xuất và bán sản phẩm này không hay bắt buộc phải có giấy chứng nhận GMP ?

→ Trả lời: Căn cứ vào điểm d khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 7 và khoản 3 Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thực hiện một số điều Luật An toàn thực phẩm  có quy định mới đối với đối với thực phẩm bảo phẩm bảo vệ sức khỏe như sau : 
Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe sản xuất trong nước đã được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm còn hiệu lực: 
- Sản phẩm sản xuất trước ngày 01/07/2019 được lưu thông đến hết hạn sử dụng của sản phẩm;
- Sau ngày 01/07/2019, tổ chức, cá nhân cần phải bổ sung giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (gọi tắt là giấy chứng nhận GMP) của nhà sản xuất vào hồ sơ và thông báo về Cục An toàn thực phẩm trước khi sản xuất, cụ thể như sau:
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân không thay đổi nhà sản xuất: thông báo(có nội dung thay đổi nhà sản xuất và cam kết sản phẩm được sản xuất  đúng theo hồ sơ công bố đã được cấp) kèm theo giấy chứng nhận GMP của nhà sản xuất.
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân thay đổi nhà sản xuất: thông báo(có nội dung thay đổi nhà sản xuất và cam kết sản phẩm được sản xuất đúng theo hồ sơ công bố đã được cấp) kèm theo giấy chứng nhận GMP của nhà sản xuất mới, hợp đồng thuê gia công với nhà sản xuất mới và tiêu chuẩn sản phẩm của nhà sản xuất mới(Chỉ áp dụng đối với trường hợp đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính Phủ).

** Câu hỏi 5: Chúng tôi đang muốn công bố cho sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của mình, tuy nhiên có yêu cầu phải cung cấp các tài liệu chứng minh công dụng của sản phẩm. Vậy yêu cầu cụ thể của tài liệu này là gì vậy ?

→ Trả lời: Để chứng minh được công dụng của sản phẩm thì công ty cần cung cấp các tài liệu khoa học chứng minh được công dụng đó. Cụ thể : 
- Bằng chứng khoa học là các thông tin, tài liệu khoa học từ các công trình nghiên cứu khoa học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học nghiệm thu hoặc được các tạp chí khoa học trong, ngoài nước công bố hoặc tài liệu về y học cổ truyền, cây thuốc, vị thuốc được công bố trên các ấn bản khoa học.
- Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu.

** Câu hỏi 6: Công ty tôi đã được cấp giấy tiếp nhận công bố cho sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của bên mình, tuy nhiên hiện nay công ty muốn thay đổi mẫu mã bao bì sản phẩm thì có được không và phải làm thủ tục gì ? Mong Quý công ty giải đáp.

→ Trả lời: Theo quy định tại Khoản 4, Điều 8, Nghị định 15/ 2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: 
“Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.”
Như vậy trường hợp công ty thay đổi mẫu ma bao bì sản phẩm nhưng không thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì chỉ cần làm thông báo về mẫu mã bao bì mới lên Cục an toàn thực phẩm. Trường hợp thay đổi mẫu mã bao bì kèm theo thay đổi các nội dung về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì sẽ phải công bố mới.
ATV MEDIA