ATTP-Dịch vụ giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho suất ăn công nghiệp

11/02/2020    1.826    4.91/5 trong 285 lượt 
ATTP-Dịch vụ giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho suất ăn công nghiệp
Kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp cần đáp ứng giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho loại hình Doanh nghiệp và Hộ kinh doanh cá thể có gì khác nhau? Quy trình đăng ký giấy phép như thế nào? Thủ tục ra sao?
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp suất ăn công nghiệp (VSATTP) là giấy phép chứng tỏ cơ sở kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật về ATTP, đảm bảo thực phẩm trước khi phục vụ an toàn với sức khỏe con người. Làm thế nào để có được giấy chứng nhận VSATTP? Hồ sơ VSATTP cần chuẩn bị những gì? Thời gian bao lâu sẽ có? Để giúp bạn nắm rõ hơn về thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cung cấp suất ăn công nghiệp, ATV MEDIA liệt kê quy trình, thời gian thực hiện và các chi phí mà bạn phải trả cho việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành.
Để quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục, quy trình, ATV MEDIA trân trọng gửi đến quý khách Dịch vụ đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm cho nhà hàng (dịch vụ ăn uống) – GCN VSATTP để quý khách tham khảo như sau:

I. ĐIỀU KIỆN VỆ SINH ATTP ĐỐI LOẠI HÌNH CUNG CẤP SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP:

- Có nhà bếp, khu vực chế biến nấu nướng thực phẩm và khu vực phục vụ khách riêng biệt. Khu vực chế biến phải được sắp xếp theo quy trình một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra, không bị nhiễm chéo từ các khâu với nhau trong quy trình chế biến.
- Mọi thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ cụ thể và an toàn. Có hợp đồng mua bán, cung cấp thực phẩm hợp lệ.
- Cơ sở chế biến, thiết bị dụng cụ sử dụng trong quá trình chế biến phải bảo đảm các yêu cầu vệ sinh theo quy định chung.
- Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ theo quy định và định kỳ ít nhất một năm một lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.
- Phòng ăn, bàn ghế phải được thường xuyên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, có đủ nhà vệ sinh và bồn rửa tay, có tủ lưu mẫu thức ăn 24 giờ.
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì các cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm với hình thức hộ kinh doanh cá thể phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại phòng y tế UBND Quận (Huyện) nơi mà cá nhân hay tổ chức đang kinh doanh thực phẩm.

II. QUY TRÌNH XIN GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM CUNG CẤP SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP:

- Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, nghành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…
- Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đảm bào An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
- Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên…
- Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)
- Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý
- Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty
- Lấy và mang giấy phép đến cho doanh nghiệp 

III. THÀNH PHẦN HỒ SƠ XIN CẤP PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM CUNG CẤP SUẤT ĂN CÔNG NGHIỆP:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy phép kinh doanh) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở)
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
*** Các điều cần lưu ý
Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì mức phạt từ cảnh cáo đến đóng cửa và phạt hành chính lên đến 200 triệu (mức phạt quy định chi tiết trong Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm) của Chính phủ.
*** Cơ sở sản xuất theo chuẩn:
+ Bố trí theo nguyên tắc 1 chiều ( đi từ nguyên liệu -> thành phẩm- xuất bán không được đi ngược lại )
+ Khu vực sản xuất phải tách biệt khu vực sinh hoat gia đình
+ Phòng nguyên liệu
+ Phòng bao bì
+ Phòng đóng gói
+ Phòng thành phẩm
+ Nền lát gặch men

IV. THỜI GIAN HOÀN THÀNH:

- Từ 01- 02 ngày ATV MEDIA tiếp nhận thông tin, xuống tận nơi tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan chức năng và đóng toàn bộ chi phí nhà nước.
- Sau 07 ngày đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt (ATV MEDIA sẽ báo trước thời gian thẩm định cho DN và hướng dẫn tiếp đoàn)
- Từ 07 ngày sau nhận giấy chứng nhận gốc, ATV sẽ mang đến tận nơi giao cho khách hàng.
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các thắc mắc quý khách hàng về ATTP trong suốt quá trình hoạt động.
Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí về Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhanh nhất và cung cấp dịch vụ tốt nhất với thời gian nhanh nhất cho doanh nghiệp.
hotline tư vấn miễn phí -atv media
ATV MEDIA