ATTP-Dịch vụ giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng

11/02/2020    3.262    4.88/5 trong 1008 lượt 
ATTP-Dịch vụ giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng
Kinh doanh dịch vụ ăn uống như nhà hàng - Làm sao để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm? Thủ tục ra sao? Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP thì loại hình này sẽ do cơ quan nào thẩm định và cấp giấy phép?
Kinh doanh nhà hàng (dịch vụ ăn uống) là một hoạt động phổ biến của số đông các chủ thể kinh doanh. Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thì giấy phép kinh doanh là một trong những thủ tục hành chính bắt buộc để nhà nước quản lý việc kinh doanh của doanh nghiệp và thương nhân. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thêm một loại giấy phép con nữa để hợp lệ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống là Giấy đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý thẩm định và cấp phép.
tu van giay phep an toan thuc pham

I. NHỮNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO PHẢI XIN GIẤY PHÉP AN TOÀN THỰC PHẨM:

1. Đăng ký theo hình thức doanh nghiệp

Cơ sở có sử dụng thường xuyên hơn 10 người lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp (Công ty, doanh nghiệp tư nhân). Nếu thành lập doanh nghiệp thì thủ tục tiến hành tại Sở Kế hoạch và đầu tư tại tỉnh/thành phố trên địa bàn. (Tham khảo: Dịch vụ đăng ký Giấy phép kinh doanh của ATV MEDIA)

2. Đăng ký theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể

Cá nhân đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có mức thu nhập trên mức thu nhập thấp thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh tại UBND Quận, huyện.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp trên phạm vi địa phương. Vì thế, Bạn cần tìm hiểu kỹ mức thu nhập thấp được quy định tại địa phương mình để biết hộ kinh doanh của mình có được miễn trừ việc đăng ký kinh doanh hay không.

3. Hình thức Cá nhân kinh doanh:

Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh rất nhỏ. Trường hợp cá nhân kinh doanh dù không có giấp phép chứng minh đã đăng ký kinh doanh nhưng hàng tháng cá nhân vẫn phải kê khai thu nhập để nộp thuế theo hình thức khoán thì mới đáp ứng đúng quy định của pháp luật.

4. Những lĩnh vực kinh doanh nào thuộc loại hình DỊCH VỤ ĂN UỐNG: 

- C​ửa hàng ăn uống (Quán ăn, uống)
- Quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay
- T​hực phẩm chín (Sản xuất thức ăn sẵn)
- N​hà hàng ăn uống
- C​​​​​ơ sở chế biến suất ăn sẵn
- C​​​​​ăng-tin trường học, bệnh viện, công ty
- Bếp ăn tập thể trường học, bệnh viện, công ty
*** Sau khi đã đăng ký kinh doanh, chủ kinh doanh phải tiến hành xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP kinh doanh Dịch vụ ăn uống theo quy định, còn đối với các cơ sở không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì phải thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm tại Ủy ban nhân dân Quận, huyện ngay trên địa bàn mà cơ sở đó đang hoạt động.
*** Cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy (PCCC) nếu thuộc các trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép PCCC tại Nghị định Số: 79/2014/NĐ-CP: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy.

II. THÀNH PHẦN HỒ SƠ HOÀN CHỈNH NỘP TẠI CƠ QUAN CHỨC NĂNG:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu số 01 Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (gồm: Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở khu vực kinh doanh dịch vụ ăn uống và khu vực xung quanh, Sơ đồ quy trình kinh doanh, phân phối thức ăn của Dịch vụ ăn uống)
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

III. DỊCH VỤ TƯ VẤN TRỌN GÓI TỪ ATV MEDIA CHO DỊCH VỤ ĂN UỐNG:

1. Doanh nghiệp chỉ cung cấp:

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Nếu cơ sở chưa có, ATV MEDIA sẽ hỗ trợ thực hiện)

2. ATV MEDIA sẽ thực hiện các khâu còn lại:

Với kinh nghiệm chuyên ngành nhiều năm và kiến thức thực tế, hiện ATV MEDIA cung cấp dịch vụ cho rất nhiều khách hàng nhưng ATV MEDIA vẫn luôn duy trì được chất lượng và nhận được phản hồi rất tốt từ Quý khách hàng. Đây là lý do mà Quý khách nên chọn ATV MEDIA là đơn vị hợp tác trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ pháp lý.
- ATV MEDIA báo giá trọn gói, chỉ 1 giá.
- ATV MEDIA cam kết không phát sinh thêm chi phí khi đã ký kết hợp đồng.
- ATV MEDIA có kinh nhiệm khá nhiều được đúc kết trong nhiều năm nên hạn chế được sai sót và tư vấn chuyên sâu về mặt pháp lý an toàn thực phẩm cho cơ sở, hạn chế tối đa việc sửa chửa cơ sở và bố trí trang thiết bị cho cơ sở.
- Quý Khách hàng không phải đi lại nhiều, ATV MEDIA tìm mọi cách để tiết kiệm nhất thời gian đi lại của Quý khách hàng bằng cách hỗ trợ nhân viên đến trực tiếp Quý khách đế nhận tài liệu, khảo sát cơ sở, ký hồ sơ và giao các giấy chứng nhận.
- Trong quá trình thực hiện công việc, ATV MEDIA luôn báo cáo tiến độ thực hiện cho khách hàng nắm rõ.
- ATV MEDIA luôn có sự hỗ trợ, và giảm phí (hậu mãi) cho lần đăng ký giấy phép tiếp theo của Quý khách.
- Hình thức thanh toán đơn giản. Quý khách chỉ cần thanh toán trước 50% khi ký kết hợp đồng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Phần còn lại khi nhận được giấy chứng nhận đúng như cam kết trên hợp đồng mới phải thanh toán.
- Và điều quan trọng nhất ATV MEDIA luôn làm việc hết mình để đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất và sự hài lòng nhất đến Quý khách hàng. 

3. Thời gian thực hiện:

- ATV MEDIA có thời gian thực hiện nhanh nhất. Trong vòng 15 NGÀY quý khách sẽ có giấy phép ATTP
- Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho loại hình kinh doanh ăn uống có giá trị là 3 NĂM. Sau khi hết hạn doanh nghiệp sẽ xin phép lại giấy này

IV. CƠ SỞ PHÁP LÝ KHÁCH HÀNG THAM KHẢO THÊM:

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành ngày 02/02/2018;
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm;
hotline tư vấn miễn phí -atv media

Những câu hỏi thường gặp

1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống?

Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống?
Trả lời: Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Điều 28 Luật An toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống?

5. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hằng ngày sạch sẽ.
7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

3. Trần Đức Hoàng ở xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?

Trả lời: Theo Điều 14, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:
1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của viên chức do mình quản lý trực tiếp.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp dưới đã giải quyết mà còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp thì người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
3. Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
ATV MEDIA