Khi doanh nghiệp mở căn tin bện viện trường học...cần lưu ý phải xin giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho lĩnh vực kinh doanh buôn bán của mình theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành và áp dụng ngày 02/02/2018
I. XIN GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM CHO DỊCH VỤ ĂN UỐNG Ở ĐÂU? CƠ QUAN NÀO THẨM ĐỊNH CẤP CHỨNG NHẬN:
1. Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố
2. Bộ Y Tế, Cục hoặc Chi Cục an toàn thực phẩm (phụ lục II danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)
Việc xác định cơ quan cấp giấy chứng nhận attp là rất quan trọng vì sẽ tránh mất thời gian, chi phí khi xác định không đúng. Và thẩm quyền, cơ quan cấp giấy khác nhau tùy mặt hàng mà bạn sản xuất kinh doanh.
II. QUY TRÌNH TƯ VẤN THỰC HIỆN GIẤY PHÉP ATTP CỦA ATV MEDIA:
- Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải
- Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ATV MEDIA không
- Khảo sát thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh và tư vấn để set up theo đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình một chiều về an toàn thực phẩm (Đây là một bước vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể thuận lợi kinh doanh dù có bất kỳ đoàn thanh tra kiểm tra an toàn thực phẩm nào có kiểm tra cơ sở)
- Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ trong vòng 3 ngày nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu.
- Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm giấy giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy khám sức khỏe.
- Thông báo cho cơ sở thông tin thẩm định của đoàn thẩm định trước 1-2 ngày để doanh nghiệp chuẩn bị tiếp đoàn.
- Tiếp đoàn thẩm định. Bên ATV MEDIA sẽ cử người cùng tiếp đoàn với doanh nghiệp
- Nhận giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận
*** Thành phần Hồ sơ doanh nghiệp cần cung cấp:
TT
|
Tên giấy tờ
|
Số lượng
|
Ghi chú
|
01
|
Bản sao Giấy chứng nhận ĐKKD công ty + Chi nhánh (nếu đăng ký VSATTP ở chi nhánh)
|
02
|
Sao y công chứng không quá 3 tháng
|
02
|
Danh sách nhân viên làm việc
|
|
- Nếu chưa có thẻ: cung cấp CMND copy để ATV đăng ký và hướng dẫn học tập huấn + Khám sức khỏe.
- Nếu đã có thẻ: cung cấp bản sao y mới nhất thẻ xanh, thẻ tập huấn.
|
03
|
CMND người quản lý nếu giám đốc không có giấy chứng nhận tập huấn
|
01
|
Bản copy (Nếu có)
|
04
|
Hồ sơ khám sức khỏe ATTP
|
|
Bản photo đóng dấu công ty/ cơ sở
|
05
|
Cung cấp nước đang sử dụng và hoá đơn điện nước
|
01
|
- ATV hướng dẫn cùng khách hàng đi xét nghiệm
|
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN GIẤY PHÉP ATTP DỊCH VỤ ĂN UỐNG:
- Thời hạn để được cấp giấy là từ 15 NGÀY khi sử dụng dịch vụ làm giấy an toàn vệ sinh thực phẩm của ATV MEDIA
- Việc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn mất thời gian khá nhiều, tuy nhiên ATV MEDIA sẽ hướng dẫn cách để khách hàng có thể khai trương theo đúng tiến độ kinh doanh; và không cần phải chờ có giấy mới phải ra kinh doanh.
IV. THỜI GIAN & HẠN SỬ DỤNG GIẤY PHÉP ATTP DỊCH VỤ ĂN UỐNG:
- Thời hạn của tất cả các loại giấy phép an toàn thực phẩm là: 3 NĂM. Sau khi hết hạn, công ty, hộ kinh doanh phải gia hạn lại giấy phép.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
- Thủ tục gia hạn giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tương tự xin cấp lần đầu. Vì sau 3 năm, cơ sở vật chất của cơ sở không còn đảm bảo nữa nên cơ quan chức năng vẫn xuống thẩm định như quy trình cấp mới.
V. MỨC PHẠT VỀ VI PHẠM ATTP TRONG KINH DOANH ĂN UỐNG:
Căn cứ Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận ATTP sẽ bị chế tài phạt tiền sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống, mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm; mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
Kèm theo chế tài phạt tiền thì bên sai phạm phải có những Biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào mức độ sai phạm như sau:
- Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm
-
Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm
VI. CƠ SỞ PHÁP LÝ KHÁCH HÀNG THAM KHẢO THÊM:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011;
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
- Thông tư 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn thực phẩm;